BLOG CHĂM CON GIỎI

Làm thế nào để trẻ thích uống nước

Nước chiếm tới hơn nửa trọng lượng cơ thể và cần thiết trong việc duy trì hoạt động của tất cả các bộ phận trong cơ thể. Một số lợi ích từ việc uống nước mang lại như: hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, lưu thông máu, giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng oxy đến từng tế bào, ổn định thân nhiệt và duy trì cân bằng chất điện giải,… 

Ý thức được tác dụng của việc uống nhiều nước mang lại, mẹ cần tập cho bé thói quen thích thú với việc uống nước mỗi ngày. Nhưng trẻ nhỏ chưa ý thức được và đôi khi không làm theo những gì người lớn hướng tới. 
trẻ thích uống nước

Vậy làm thế nào để bé hào hứng với việc uống nước mỗi ngày? 

1. Để nước trong tầm với của trẻ 

Với bất cứ thói quen nào đều phải có sự rèn luyện, ngay cả với việc uống nước cũng vậy. Nếu mẹ nghĩ là bé đang khát và đưa cho bé chai nước nhỏ hay cốc nước thì chắc hẳn bé sẽ lắc đầu và từ chối uống. Nhưng nếu mẹ thuyết phục và cho bé uống vài ngụm nhỏ thì dần dần bé sẽ uống được nhiều. Lặp đi lặp lại nhiều lần bé tự nhận thấy mình đang khát nước thật sự đấy. 

Bé sẽ thích thú hơn khi khát và được tự mình lấy nước. Do vậy mẹ hãy để bình nước ở những chỗ bé dễ dàng nhìn thấy và dễ dàng lấy nước. Tốt nhất là bình nước có vòi vặn, như vậy sẽ tránh tình trạng con cầm cả bình to trút vào cốc và gây đổ. Mẹ cũng nên chọn cho bé cốc uống nước xinh xắn như vậy bé sẽ luôn hứng thú mỗi lần uống. 

2. Tạo sự thú vị khi cho trẻ uống nước 

Khi bé bắt đầu tập đi là lúc mà bé uống ít nước nhất. Lúc đó mẹ có thể dùng nước trái cây pha chế với tỷ lệ nước là ¾ cho con uống và làm như vậy đến khi bé cai sữa. 

Do nước đung sôi không có vị gì để hấp dẫn bé cho nên mẹ có thể trộn thêm một chút nước trái cây vào nước uống cho trẻ với lượng vừa đủ. Việc đó giúp nước có hương vị thơm ngon và vẫn đảm bảo 90% lượng nước tinh khiết. 

3.Thu hút sự tập trung chú ý của trẻ bằng ly độc đáo 

Bé sẽ cảm thấy hào hứng hơn khi có vật dụng của riêng mình. Mẹ hãy mua một chiếc ly xinh xắn riêng biệt có in họa tiết mà bé thích hoặc là sử dụng những chiếc ống hút bắt mắt. 

Với các bé gái thường thích các nhân vật công chúa còn các bé trai thì thích siêu nhân hay các nhân vật hoạt hình. Mẹ sắm cho con chiếc cốc mà con thích và có thể dùng chiêu nịnh bé như: “nước uống của công chúa” hay “nước uống của siêu nhân”,… Đảm bảo bé sẽ vô cùng hứng thú và uống nhanh chóng. 
ly uống nước cho bé

Với những chiếc ly, cốc có chia vạch cũng là lựa chọn hợp lý, mẹ sẽ khuyến khích bé uống ở vạch thấp nhất rồi từ từ nâng lên vạch cao hơn. Mẹ đừng quên khích lệ và hoan hô mỗi khi bé uống xong nhé! 

4. Rèn cho trẻ thói quen tự lập khi uống nước 

Mẹ hãy sắm cho con bình đựng nước nhỏ dung tích khoảng 300ml giúp bé cầm dễ dàng, có chỗ kê miệng uống hay có ống hút để bé có thể tự uống nước một mình. 

Trong nhà, mẹ hãy để bình nước lớn ngang tầm của bé và dạy cho bé cách tự lấy nước. Đảm bảo bé nào cũng thích khi có thể tự lấy nước uống mà không cần nhờ cậy ai. Bé sẽ rất thích khoe với người lớn việc mình có thể tự uống nước đấy. 

5. Giới hạn số lượng loại thức uống 

Có rất nhiều loại thức uống hấp dẫn bé, tuy nhiên mẹ không nên để quá nhiều loại thức uống cho bé lựa chọn. Tốt nhất chỉ nên để 3 loại nước cho bé uống đó là: nước, sữa và nước trái cây ( có hàm lượng nước cao khoảng 2/3). 

Cho bé thay đổi luân phiên giữa 3 loại thức uống trên trong một ngày. Trẻ sẽ không được uống sang loại nước khác nếu chưa uống hết ly nước trước đó của mình. Mẹ cũng xen vào đó những trò chơi như thi ai là người uống nhanh nhất cũng là phương pháp tuyệt vời tạo nguồn cảm hứng cho trẻ. 

Trên đây là 5 mẹo hay giúp mẹ khuyến khích bé có thói quen uống nước mỗi ngày. Với trẻ nhỏ để rèn luyện được bất cứ thói quen nào mẹ cũng cần thời gian và sự kiên trì. Hãy cùng blog chăm con giỏi chia sẻ những bí quyết nuôi dạy, chăm sóc con yêu nhé.!


Làm thế nào để nấu cháo trắng thơm ngon cho trẻ?

Nấu cháo cho bé, nghe có vẻ dễ nhưng để có được nồi cháo thơm ngon không phải mẹ nào cũng biết cách. Dưới đây là một số bí quyết nấu cháo trắng thơm ngon các mẹ bỉm sữa nên tham khảo
cháo trắng thơm ngon

Cách nấu cháo trắng thơm ngon đơn giản


Bước 1: Ngâm gạo

Mẹ nên ngâm gạo trước khi nấu khoảng nửa giờ bằng nước lạnh để hạt gạo nở ra. Mục đích của việc làm này là:

- Tiết kiệm thời gian ninh gạo.

- Khi quấy sẽ thuận về một chiều.

- Cháo sẽ thơm và dẻo hơn.

Bước 2: Dùng nước sôi để nấu cháo

Thông thường các mẹ hay dùng nước lạnh để ninh cháo, nhưng có nhiều trường hợp nồi cháo bị dính nồi. Chỉ cần mẹ dùng nước sôi sẽ không gặp phải hiện tượng này, đồng thời tiết kiệm được thời gian hơn so với khi nấu bằng nước lạnh. 

Bước 3: Mức độ lửa

Lúc đầu bạn hãy để lửa bếp ở mức vặn to để cháo nhanh sôi, sau đó vặn lưả nhỏ lại rồi âm khoảng 30 phút. Bước này rất quan trọng để giúp cho nồi cháo thơm ngon.

Bước 4: Quấy cháo

Mẹ nào cũng biết là hành động quấy cháo giúp cho nồi cháo không bị dính nồi. Nhưng Lịch biểukhi dùng nước nóng để nấu cháo thì mẹ không lo nồi cháo dính nồi nữa. Mục đích của việc quấy cháo chính là để cho cháo keo lại, gạo no tròn và dẻo thơm.

Chú ý khi quấy: Khi cho gạo vào nước sôi thì quấy vài vòng rồi đậy nắp nồi lại cho đến khi chuyển lửa nhỏ nấu khoảng 20 phút và 10 phút còn lại quấy liên tục không ngừng và khi cháo sệt lại thì mới dừng.

Bước 5: Chế dầu ăn

Ninh cháo trắng mẹ cũng nên cho ít dầu salad sau khi vặn nhỏ lửa 10 phút cuối. Việc này giúp cho dầu giữ nguyên chất dinh dưỡng và cháo khi đó bóng láng, ăn vào miệng cảm giác trơn trơn rất ngon.

Bước 6: Chia theo khẩu phần ăn
nấu cháo trắng cùng nguyên liệu


Khi đã có nồi cháo trắng ưng ý thơm ngon mẹ nên cho vào hộp đựng thức ăn để riêng và trữ trong ngăn mát tủ lạnh. Mỗi bữa ăn mẹ trút cháo trắng và bổ sung thêm các loại thức ăn khác vào để nấu cháo cho bé ăn đủ bữa. Cách làm này giúp cho bạn vừa tiết kiệm thời gian chế cháo trắng, mỗi bữa ăn của bé sẽ đa dạng và phong phú. 

Lưu ý: Mẹ tránh tình trạng nấu một nồi cháo với rau, thịt, cá cho bé ăn cả ngày nhé. 


4 Sai lầm nhiều mẹ mắc phải khi nấu ăn cho trẻ nhỏ

Dinh dưỡng cho con luôn là mối bận tâm của các bà mẹ, nhiều mẹ hay thắc mắc không hiểu nguyên nhân tại sao dù chăm con rất cẩn thận với đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng bé vẫn thấp, bé, nhẹ cân. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, xong cách nấu ăn không khoa học của mẹ đã làm mất đi khá nhiều chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ.

sai lầm khi mẹ chế biến thức ăn cho trẻ

Sai lầm thường gặp của mẹ khi nấu ăn cho con yêu

1. Quá lạm dụng vào máy say sinh tố

Trẻ ở từng thời điểm khác nhau sẽ có những thức ăn phù hợp. Đầu tiên lúc bé được 6 tháng tuổi, tập ăn bột loãng rồi dần chuyển sang sệt dần. 7 tháng tuổi nên chuyển sang ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc. Đến 12 tháng cho tập ăn cháo nấu dạng hạt và các thức ăn mềm như phở, bún, mỳ,....Đến khi trẻ được 2 tuổi đủ răng hàm thì ăn cơm.
lạm dụng máy xay sinh tố

Tuy nhiên có nhiều trẻ mặc dù đã 3,4 tuổi, răng mọc đầy đủ rồi mà vẫn ăn bằng máy xay sinh tố. Vì mẹ đã không tập cho bé làm quen với các dạng thức ăn nên cứ ăn lợn cợn là bị nôn ói. Nhưng các mẹ cũng đừng lo lắng, những bữa đầu mới tập có thể bé sẽ không thích nghi được ngay nhưng sau đó trẻ sẽ quen dần. Mẹ nên chuyển đổi từng giai đoạn ăn dần dần để bé dễ thích nghi như: dùng máy xay sinh tố thời gian xay ngắn lại để thức ăn thô dần, rồi chuyển qua ăn cháo đánh nhuyễn và cháo còn hạt, cháo đặc, cơm nhão chan canh và chuyển sang cơm hạt....

2. Thức ăn được hâm lại nhiều lần

Nhiều mẹ do không có thời gian nên sử dụng cách hầm qua hầm lại một nồi cháo. Khi sử dụng cách này mẹ đã làm mất đi lượng vitamin có trong rau và thức ăn có mùi khó ăn. Đặc biệt trẻ sẽ không còn hứng thú vì cả ngày chỉ ăn có một mùi vị.
Cách nấu ăn đảm bảo dinh dưỡng mà mẹ không mất nhiều thời gian là hãy hầm một nồi cháo trắng với đủ lượng bé ăn trong ngày rồi đem cất vào tủ lạnh. Với mỗi bữa ăn, mẹ có thể chế biến thức ăn với thịt, rau củ quả khác nhau. Làm như vậy thành phần dinh dưỡng trong cháo không mất mà đảm bảo bé có 3 bữa ăn với khẩu vị không trùng lặp.
Mẹ nên lưu ý khi băm nhỏ thịt cá sống nên đánh tan phần đạm này bằng chút nước lã trước khi bỏ vào nồi nấu chín để thịt không bị vón cục lại. Rau củ cũng nên băm nhỏ và chỉ nên nấu một lần không hầm qua hầm lại để bé nhận đủ chất dinh dưỡng.

3. Thức ăn của trẻ không nên cho nhạt
Vị giác con người càng ngày càng "chai đi" theo thời gian. Vì vậy trẻ nhỏ có vị giác tốt hơn người lớn rất nhiều. Cho nên khi nêm thức ăn cho trẻ cần nêm nhạt hơn lưỡi của mẹ một chút. Vì nếu nêm vừa với mẹ thì có lẽ là quá mặn hoặc quá ngọt so với trẻ.

4. Chất bổ không có trong nước hầm
chất bổ không có trong nước hầm

Rất nhiều bà mẹ đến gặp bác sĩ bức xúc tại sao mình bỏ nhiều công sức chăm con kỹ vậy mà con vẫn bị suy dinh dưỡng. Ngày nào cũng tốn thời gian hầm xương với khoai tây, cà rốt để nấu cháo cho trẻ mà trẻ vẫn ngày càng ốm đi, trong khi mẹ thì ngày càng mập hơn vì cứ phải gặm thịt trong cục xương hầm. Các bà mẹ không biết rằng trẻ không thể ăn canh xúp này liên tục trong một tuần. Trẻ nhỏ nhưng cũng đã biết thưởng thức mùi vị, ăn mãi một món rất dễ thấy ngán. Và không phải món ngon của mẹ luôn là món ngon của con. Cho bé ăn uống đa dạng, đổi món thường xuyên là cách tốt nhất để bé nhận được nhiều loại chất dinh dưỡng mà không bị ngán.

Nhiều người quan niệm nước hầm là một thức ăn đặc biệt bổ dưỡng vì họ nghĩ rằng sau khi hầm nhừ một loại thực phẩm nào đó, tất cả những chất bổ tinh túy nhất của thực phẩm đã tan vào trong nước, “phần cái” còn lại chỉ là “xác”. Tuy nhiên, các phân tích thành phần dinh dưỡng đã cho thấy chất đạm (thịt, cá, tôm…) có nấu trong bao lâu thì vẫn chỉ có ở phần xác mà không tan được vào trong nước, chất xơ trong rau củ cũng vậy. Vì vậy muốn nhận đủ các chất dinh dưỡng, phải cho trẻ ăn cả phần cái (xác) của thực phẩm bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm… Phần nước hầm có một vị ngọt rất ngon nhưng lại không có giá trị dinh dưỡng bao nhiêu.
chamcongioi.blogsot.com sưu tầm

Chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi

Khi bé ở độ tuổi này, loại thực phẩm chính của bé - là sữa mẹ - khó có thể đảm nhiệm được vai trò cung cấp tất cả những chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển cân bằng.
Bé đang lớn cần tất cả những chất dinh dưỡng cơ bản như protein, vitamin, khoáng chất, cacbon hydrat, chất béo v.v. Do vậy, sau khi bé tròn 1 tuổi, cha mẹ cần cho bé một chế độ dinh dưỡng đa dạng hơn để đảm bảo bé được phát triển toàn diện.

dinh dưỡng cho bé 1 tuổi


Đảm bảo chế độ dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện

Những điều cơ bản cần lưu ý
Cha mẹ cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để có được một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất và áp dụng cho bé. Sau đây là một vài lời khuyên cho các cha mẹ có bé đã tròn 1 năm tuổi:
- Bắt đầu cho bé ăn những thức ăn mới nhưng chỉ một loại một lần để bé có thể thử thích nghi, nếu bé không có biểu hiện gì khác thường như dị ứng hay bất kì loại bệnh phát sinh nào gây ra do loại thức ăn mới thì có thể tiếp tục.
- Không cho bé ăn những thực phẩm như bỏng ngô, các loại hạt vì bé có thể bị hóc.
- Cho bé uống sữa tươi để bổ sung chất béo cho cơ thể.
- Cho bé ăn 5-6 lần một ngày với những phần thức ăn nhỏ.
- Cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau để bé thích nghi tốt hơn với thức ăn mới và đỡ ké ăn hơn sau này.
- Không được cho bé những loại đồ uống như cà phê, sô cô la hay bất kì đồ uống nào có nhiều chất hóa học tổng hợp hay nhiều caffeine có khả năng gây nghiện.
- Tập cho bé ăn nhiều hoa quả. Hoa quả theo mùa rất tốt và bổ dưỡng.

Tránh tình trạng thiếu sắt
Ngoài ra, các cha mẹ cũng cần phải lưu ý về lượng thực phẩm cho bé ăn, thực đơn đa dạng không có nghĩa là ăn càng nhiều càng tốt. Một điều quan trọng khác cần lưu ý là không để cho bé bị thiếu sắt. Ở đổ tuổi này, thiếu sắt có thể ảnh hưởng tới quá trình phát triển thế chất, tinh thần và hành vi của bé, đồng thời còn có thể dẫn tới bệnh thiếu máu.

Để tránh cho bé bị thiếu sắt:
- Ước chừng lượng sữa cho bé uống trong khoảng từ 480 tới 720 ml mỗi ngày.
- Tăng cường thực phẩm giàu sắt cho bé như thịt, gà, cá, đậu v.v.
- Tiếp tục cho bé ăn những thực phẩm giàu sắt cho đến khi bé khoảng 18-24 tháng tuổi.

Ăn bao nhiêu là đủ?

Cho bé ăn khoảng 3 bữa chính và 2 bữa phụ mỗi ngày, nhưng nên nhớ trẻ bỏ bữa cũng là điều bình thường. Để bé bỏ bữa nhiều khi là một điều khó khăn đối với nhiều cha mẹ, nhưng cần phải cho bé phản ứng kịp với những nhu cầu ăn uống của bản thân. Bé sẽ ăn khi bé đói, đừng ép bé ăn quá đà, nhưng cũng tuyệt đối không được để bé nhịn cả một ngày dài không ăn gì. Duy trì lịch ăn ổn định sẽ giúp bé tạo thói quen ăn đúng bữa đúng giờ.

Và tốt nhất, đừng ngần ngại gặp các chuyên gia dinh dưỡng nếu các cha mẹ đang băn khoăn liệu bé có đủ lượng sắt, vitamin cho cơ thể không hay thắc mắc bé đang ăn quá ít hay quá nhiều.
Nguồn: http://www.dinhduong.com.vn

Cha mẹ hãy cùng chơi đùa để giúp con thông minh hơn

Nghiên cứu đã kết luận rằng việc được tiếp cận với những “nguyên liệu” chơi (như đồ chơi và trò chơi) là một trong những cách tốt nhất để khơi dậy trí thông minh của các bé. Tuy nhiên, nếu có sự tương tác đồ chơi giữa bố mẹ và trẻ thì đó là điều tuyệt vời.

1. Chơi giúp bé thông mình hơn
Giờ chơi và sự tương tác với đồ chơi là điều quan trọng nhất với trẻ, việc này giúp bé sẽ tiếp thu được nhiều kỹ năng thiết yếu. Hãy để ý một đứa trẻ chơi với một bộ đồ chơi xe lửa. Con không chỉ biết được thêm về xe lửa mà chúng còn biết được các bánh xe vận hành ra sao, làm thế nào để sử dụng đường ray và thậm chí cả trọng lực hoạt động thế nào. Cũng chính em bé này đó khi phân loại những chiếc xe lửa, con sẽ học được về màu sắc, con số, kích cỡ và hình dáng.
Bố mẹ có thể làm gì? Hãy tắt TV và các đĩa DVD giáo dục, và lấy ra búp bê, ô tô, những quả bóng và bong bóng xà phòng.
2. Chơi giúp phát triển kỹ năng xã hội
Chờ đến lượt, hợp tác cùng nhau, tuân theo luật lệ, thông cảm và khả năng tự điều chỉnh – những điều trên chỉ là vài trong số những kỹ năng xã hội mà việc chơi đùa nhấn mạnh đến. Chúng giúp các bé hiểu được các quy tắc tương tác xã hội mà sẽ rất có giá trị trong mọi mối quan hệ sau này của con. Những bé có thể chơi chung tốt với nhau sẽ có thể hợp tác tốt với người khác sau này, và nghĩa là con có kỹ năng xã hội tốt.
Bố mẹ có thể làm gì? Dù là một buổi chơi chung hay một chuyến đi đến sân chơi thì cũng hãy cho trẻ cơ hội tiếp xúc với những bạn khác cùng lứa tuổi. Những lúc như thế sẽ tạo tiền đề cho những mối quan hệ xã hội trong tương lai, đồng thời gây nên những “áp lực” khiến chúng hành xử theo những cách người lớn trông đợi.
3. Chơi giúp phát triển khả năng kiềm chế bốc đồng
Người ta thường nói rằng công việc của trẻ con là chơi, và quả thật là thế, với trẻ con “chơi” mang tính chất của công việc nhiều hơn mọi người tưởng. Đặc biệt, lúc con chơi chơi tự do không phải là tự do. Đó là vấn đề của sự tự chủ và tuân theo những quy tắc xã hội. Những bé từng tham gia vào trò chơi đóng kịch có thể rèn luyện được tính trách nhiệm xã hội cao hơn. Những bé bốc đồng có xu hướng cho thấy sự tiến bộ tốt nhất khi được cho cơ hội chơi nhiều hơn.
Bố mẹ có thể làm gì? Đừng quá vội vã tạo nên một lịch chơi khi cùng con ra ngoài hay tổ chức một buổi chơi chung với những gia đình khác. Hãy cho trẻ có cơ hội và đồ chơi để chơi (như quả bóng, những chiếc hộp và những khối nhiều hình thù) để tạo cho con một buổi chơi “tự do” theo đúng nghĩa của nó.
4. Chơi làm giảm căng thẳng
“Căng thẳng gì chứ?” người lớn có thể đang tự hỏi như vậy. Chắc rồi, trẻ con ngủ, ăn, và chơi bời gần hết thời gian của ngày, thế thì có gì mà căng thẳng chứ, nhưng tuổi thơ còn bao gồm cả việc học các quy tắc xã hội, kiềm chế những cơn bốc đồng, làm theo những điều mà bố mẹ nói và đối đầu với những “cuộc chia ly” – và đấy là bé thậm chí chỉ mới vừa chập chững tập đi!
Bố mẹ có thể làm gì? Nếu bậc cha mẹ đang đối mặt với thứ nhiều khả năng là một tình huống gây lo lắng cho trẻ (một cuộc hẹn khám bác sĩ, một bữa ăn cùng rất nhiều khuôn mặt xa lạ…) hãy cố gắng đến sớm cùng với đồ chơi và đừng quên dành thời gian cùng con chơi vui trước đó. Như thế sẽ giúp gián tiếp chuyển sự chú ý của trẻ khỏi nỗi lo sợ và giúp chúng làm quen với môi trường mới thông qua những sự khuyến khích quen thuộc.
5. Chơi giúp tăng cường khả năng tập trung, sự chú ý và trí nhớ
Khả năng tập trung và chú ý là những kỹ năng học tập, và chơi là một trong những cách tự nhiên nhất và thú vị nhất để một em bé có thể bắt đầu phát triển những kỹ năng này. Tất cả mọi người đều từng thấy một bé chập chững mải mê chơi đến nỗi thậm chí không nghe thấy khi bạn gọi tên mình. Sự tập trung này cũng chính là kỹ năng mà một em bé cần trong những năm sau đó để viết một bài luận, lắng nghe một bài giảng hay biểu diễn một bản piano.

Vì sao bé bị hôi miệng

Vì sao bé bị hôi miệng
Trẻ khỏe mạnh (và cả người lớn) đôi khi có hơi thở hôi, hay còn gọi là chứng thối mồm. Tuy nhiên, nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ có nhiều điểm khác với người lớn.
Thủ phạm có thể là…
Vệ sinh răng miệng kém
Nguồn sống chính của những vi khuẩn thường sống trong miệng là các thực phầm còn sót lại ở răng, lợi, lưỡi và bám quanh amiđan. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới hơi thở hôi, đặc biệt nếu những thực phẩm thừa này được tạo điều kiện “ở lại” lâu dài trong miệng.
Khe răng, cao răng hay các lỗ sâu răng có thể là nguyên nhân khiến trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào bị hơi thở hôi (các bệnh viêm nướu, viêm lợi thường gặp ở người lớn hơn là trẻ nhỏ).
Khô miệng
Nếu con bạn thường xuyên thở bằng miệng bởi vì bị tắc mũi chẳng hạn thì vi khuẩn trong miệng sẽ có cơ hội để phát triển, phá quấy.


Mẹ không tưa lưỡi, bé hôi miệng, lười ăn - 1
bé bị hôi miệng

“Kẻ ngoại xâm”
Một hạt đậu, hạt lạc, một loại đồ chơi nhỏ, hay một số vật thể mà con bạn có thể nhét vào mũi chính là nguyên nhân dẫn tới hơi thở hôi. Đây là nguyên nhân rất phổ biến ở trẻ nhỏ.
Hay mút mát
Nếu bé yêu nhà bạn có thói quen ngậm ngón tay hoặc vú giả thì đây chính là những “vật trung gian” bổ sung thêm vi khuẩn cho miệng. Núm vú giả cũng thường là “bảo tàng” lưu trữ các mẩu thực phẩm từ các bữa ăn trước đó.
Ốm đau và dị ứng
Đôi khi, những bệnh như viêm xoang, viêm amiđan hay dị ứng theo mùa cũng có thể là nguyên nhân gây hơi thở hôi. Một số trẻ bị chứng trào ngược dạ dày thực quản hoặc hay nôn trớ cũng thường có hơi thở rất khó chịu.
Nếu bị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân thì cần phải tới bác sĩ chuyên khoa điều trị. Hội chứng này thường đi kèm với các triệu chứng khác như biếng ăn.
Ăn thực phẩm nặng mùi
Nếu con bạn thích các loại thực phẩm gia vị như tỏi, hành thì hơi thở của bé chắc chắn sẽ không thể thơm tho như khi bú sữa mẹ.
Cha mẹ có thể làm gì?
Trong hầu hết các trường hợp, vệ sinh răng miệng là biện pháp duy nhất.
Hãy dạy trẻ cách chải răng thật sạch, bạn có thể giúp bé đánh răng hoặc cùng đánh răng với bé ít nhất 2 lần/ngày trước, đặc biệt là trước khi đi ngủ và phải đánh ít nhất là 1 phút cho đến khi bé được 3 tuổi. Ngoài 3 tuổi, thời gian đánh răng tối thiểu phải là 2 phút/lần. Bạn cũng nên khuyến khích bé đánh lưỡi.
Nếu cho bé dùng kem đánh răng thì chỉ nên lấy một số lượng thật ít. Viện Răng hàm mặt nhi khoa khuyến cáo rằng lượng kem đánh răng cho bé trước tuổi đến trường không nên quá 1 hạt đậu, đặc biệt nếu nó có chứa fluor.
Nuốt quá nhiều fluor có thể dẫn tới các đốm trắng trên răng trẻ khi bé lớn hơn. (Hầu hết trẻ sống ở vùng có nước máy đều hấp thụ đủ lượng fluor cần thiết qua nước uống và thực phẩm nấu từ nước này).
Nếu muốn cho bé đánh răng với kem đánh răng, bạn có thể dùng kem đánh răng trẻ em không có fluor hoặc một chút baking soda (pha vào với nước súc miệng trong trường hợp bé không chịu đánh răng với kem đánh răng.
Thường xuyên cho bé đi kiểm tra răng định kỳ để phát hiện sớm các lỗ sâu răng bé xíu. Nếu bé vẫn có hơi thở hôi, hãy đưa bé đến bác sĩ để tìm nguyên nhân chính xác.
Hãy chắc chắn rằng bé rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước trước khi cho ngón tay vào miệng và cả núm vú giả cũng vậy, cần được tiệt trùng trước khi đưa bé ngậm. Tốt nhất là khuyến khích bé bỏ thói quen này.
Cuối cùng, đừng để bé biết rằng hơi thở mình đang có vấn đề. Hãy cố gắng coi đây là một việc bình thường nếu không muốn bé trở nên tự ti, nhút nhát.
Có nên cho bé dùng nước súc miệng?
Nước súc miệng chỉ là một giải pháp tình thế và đánh răng vẫn là cách tốt nhất đối với các bé.
Thảo luận tại diễn đàn: Vì sao bé bị hôi miệng?